Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

5 thay đổi mới nhất cần biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020

Trong giai đoạn những tháng đầu năm 2020, tình hình lao động đi làm việc ở một số nước có sự tác động nhẹ do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, ý thức của mỗi người trong cách phòng bệnh để ngăn chặn lây lan là vô cùng cần thiết. Cho dù công nghệ máy móc có hiện đại đến đâu thì yếu tố con người trong sản xuất cũng không thể thiếu được. Theo đó sẽ giảm đi suy nghĩ tiêu cực hoảng loạn trong người dân. Theo xu hướng và tình hình nhu cầu sử dụng nhân lực lao động của Nhật Bản, năm  2020 dự báo là 1 năm có nhiều cơ hội tốt để phát triển đẩy mạnh chương trình XKLĐ Nhật. Điều này được thể hiện thông qua các chính sách cũng như việc làm cụ thể của chính phủ Nhật. Lao động ngoại quốc thực sự được thu hút tới đây. Dưới đây là 5 thay đổi nổi bật về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020 để các bạn tiện theo dõi.

[IMG]   

1. Số lượng lao động nước ngoài dự kiến tiếp nhận vào Nhật Bản năm 2020

Từ tháng 4 năm 2019, thông qua cuộc hội nghị gặp gỡ trao đổi giữa Nhật Bản và 1 số quốc gia khác, Nhật Bản cho phép người nước ngoài- người lao động đã hoàn thành chương trình đào tạo kỹ năng ( kỹ năng tay nghề và khả năng tiếng Nhật ) được phép quay lại Nhật bản làm việc. Gọi đó là lao động theo chương trình kỹ năng đặc định. Hiện nay có tới 14 ngành nghề được vận dụng linh hoạt cho đối tượng sang Nhật theo chương trình này.

Theo thống kê riêng năm 2020 nhu cầu tuyển dụng cho các ngành của Nhật lên tới con số 500,000 lao động. Quân số này được phân bổ cho các tỉnh các vùng tại Nhật.


2. Visa kỹ năng đặc định thực sự đã triển khai chưa?

Nhiều thực tập sinh sau khi về nước có nhu cầu quay lại Nhật làm việc, bởi lý do họ mong muốn công việc tốt hơn và thu nhập ổn định. Chính sách cho phép người lao động có thể ở lại Nhật trong thời gian dài hơn và có thể bảo lãnh người thân sang Nhật sinh sống thực sự là một trong những thay đổi mang tính tích cực đáng ghi nhận. Lợi ích khi tham gia chương trình visa kỹ năng đặc định Nhật Bản là điều nhiều lao động chờ đợi nhất. Mức lương cao theo quy định của Nhật Bản, chế độ tương đương người Nhật, thời gian làm việc lên tới 5 năm

Đặc điểm lưu ý về lao động kỹ năng đặc định như :

-        Yêu cầu về bằng cấp chuyên môn chặt chẽ hơn

-        Được phép thay đổi công ty nếu có lý do chính đáng

-        Được hỗ trợ tạo điều kiện học tiếng Nhật, sinh hoạt từ những tổ chức được chỉ định.

-        Đối tượng tham gia: đa dạng và mở rộng

-        Cơ hội lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân

3. Mức thu nhập XKLĐ năm 2020 có xu hướng tăng và ổn định hơn

Nhiều bạn đọc quan tâm tới chính sách điều chỉnh mức lương cơ bản của đất nước Nhật bắt đầu từ tháng 3/2020. Lương đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020 tại 47 tỉnh thành ở Nhật là tin được nhiều thực tập sinh mong đợi. Tuy nhiên mức thuế giá trị gia tăng tại quốc gia này lại điều chỉnh tăng lên để đảm bảo nguòn ngân sách cũng như quản lý thuế chặt chẽ hơn. Mức thuế điều chỉnh từ 8% lên 10% trong hầu hết các mặt hàng.

4. Thời hạn làm việc của người lao động tại Nhật tăng lên

Triển khai và thực hiện loại visa mới- visa kỹ năng đặc định, lao động nước ngoài có thể lưu trú làm việc tại Nhật dài hạn hơn so với trước đây ( 1 năm hoặc 3 năm). Thời gian tối đa thêm 5 năm, và có thể lên tới 10 năm thậm chí là cơ hội xin được visa vĩnh trú. Để có thể xin được visa vĩnh trú làm việc lâu dài tại Nhật Bản, điều kiện bắt buộc người lao động phải hoàn thành những bài kiểm tra kỹ năng và ngoại ngữ tiếng Nhật. Do vậy học tiếng Nhật đối với lao động nước ngoài tới Nhật là hết sức cần thiết và quan trọng.

5. Đa dạng hóa đối tượng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020
Chính phủ Nhật xem xét tiếp nhận lao động đa dạng hơn được xem như là cách thức nới lỏng điều kiện cho NLĐ nhập cảnh hơn. Trước đây chỉ những lao động chưa từng đến Nhật, chưa từng xin visa đi Nhật mới có thể sang nước này làm việc theo diện XKLĐ hay kỹ sư, kỹ thuật viên. Tuy nhiên XKLĐ Nhật bản năm 2020 thay đổi mới háo hức biết bao lao động về đối tượng tham gia như:

-        Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình

-        Du học sinh về nước

-        Thực tập sinh đã hoàn thành chương trình TTS kỹ năng Nhật Bản số 2

-        Thực tập sinh đã hoàn thành chương trình TTS kỹ năng Nhật Bản số 3

>>> Hãy xem ngay : Chương trình XKLĐ Nhật Bản visa Tokutei Ginou

Những chuyển biến tích cực vừa mềm dẻo vừa theo nguyên tắc của chính phủ nước này đã mang lại những thay đổi ban đầu mà chúng ta có thể nhìn thấy. Đó là lợi ích cho cả 2 quốc gia Nhật Bản và việt Nam. Không chỉ trên lĩnh vực kinh tế và nó còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ song phương trên khắp các mặt trận khác. Với những thay đổi lớn trong XKLĐ như trên, giúp các bạn hiểu thêm phần nào về lao động nước mình đối với thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản. Chúc các bạn lựa chọn đơn hàng đi Nhật gặp nhiều may mắn.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Cuộc sống tại Nhật Bản còn nhiều điều cần khám phá

Đất nước Nhật Bản được biết đến là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và độc đáo. Có thể nhiều người chưa hình dung hết văn hóa đất nước này. Đối với thực tập sinh - lao động Việt sang Nhật Bản làm việc cũng nên tìm hiểu văn hóa nét đẹp truyền thống xứ sở hỏa anh đào. Hãy cùng nhau khám phá những điều thú vị về cuộc sống tại Nhật Bản nhé.

1.Nền giáo dục của Nhật Bản được đặc biệt coi trọng

Chính phủ Nhật Bản tạo mọi điều kiện và chính sách tốt nhất vào nền giáo dục, ngay từ nhỏ trẻ em Nhật đã được xã hội và gia đình định hướng theo một tiêu chuẩn nhất định. Họ tập trung vào giáo dục xây dựng nhân cách con người. Chính nhờ điều này đã tạo lên những điểm khác biệt của người Nhật so với một số nước khác. Ý thức người dân sống có trách nhiệm và kỷ luật. Du học sinh cũng như thực tập sinh sang Nhật sinh sống làm việc cũng phải học hỏi theo rất nhiều.

[IMG] 

Ở Nhật Bản tỷ lệ người dân được tới trường học tập biết chữ gần như đạt 100%

Tỷ lệ biết chữ ở Nhật Bản là gần như 100%. Có 4 loại chữ khác nhau ở Nhật họ hay dùng gồm Romaji (chữ la tinh), Katakana (chữ cứng), Hiragana (chữ mềm) và Kanji (hán tự).

>>> Tìm hiểu cách học tiếng Nhật hiệu quả với trung tâm uy tín

2. Nhật Bản một đất nước "Già"

Theo phân tích, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 85 tuổi. Đất nước Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới hiện nay. Thống kê cho thấy số lượng tã sử dụng cho trẻ nhỏ còn ít hơn số lượng dùng cho người già lớn tuổi. Điều này càng khẳng định rằng tỷ lệ số người cao tuổi tại đây ngày càng tăng lên. Theo đó thì các viện dưỡng lão được xây dựng nhiều hơn để phục vụ chăm sóc người già. Và vì vậy mà ngành điều dưỡng đi Nhật Bản cũng được quan tâm nhiều.

3. Ngành công nghiệp phim người lớn ở Nhật Bản nổi tiếng

Cuộc sống tại Nhật Bản quen thuộc với ngành công nghiệp không khói – ngành công nghiệp người lớn mang lại thu nhập khủng. Chính quyền Nhật Bản ủng hộ ngành công nghiệp phim người lớn từ nhiều năm nay. Theo thống kê tại Nhật Bản ngành công nghiệp phim người lớn của Nhật chiếm nhiều doanh thu của ngành phim cấp 3 trên toàn thế giới. Theo ước tính hiện nay có khoảng trên 4000 nữ diễn viên gia nhập đóng phim người lớn mỗi năm. Tuy nhiên có 1 điều các bạn ít biết đó là diễn viên nam thì hạn chế về số lượng, mỗi năm khoảng 100 diễn viên tham gia. Điều này cũng cũng là những bất cập mà ngành công nghiệp phim người lớn đang gặp phải.

4. Văn hóa đi giày dép ở Nhật Bản

Một điều tối kỵ là người Nhật họ không đi giày, dép vào trong nhà. Các bạn mới tới lần đầu thăm họ hãy chú ý điều này. Giày dép phải được để gọn gàng bên ngoài trước khi đi vào trong nhà, thông thường trong nhà có giày dép khác để cho khách cũng như chủ nhà đi. Tuân thủ văn hóa của đất nước Nhật Bản cũng là cách các bạn tôn trọng họ khi bước chân tới đây.

5. Luật lệ giao thông khi đi trên đường

Trái ngược với Việt Nam, khi tham gia giao thông trên đường các phương tiện sẽ đi bên trái đường. Xe ô tô của họ đi hoạt động phải đảm bảo rằng còn đăng ký, còn thời hạn hoạt động theo quy định. Do vậy mức độ an toàn khi tham gia giao thông ở Nhật được đặt lên hàng đầu. Cho dù tắc đường hay vội đến đâu cũng không được chen ngang mà phải đợi chờ xếp hàng theo thứ tự. Không xô đẩy nhau khi xếp hàng mua vé.


6. Khéo léo trong giao tiếp hoạt động hàng ngày

Cảm giác bị từ chối trực tiếp là một cách gây mất thiện cảm thậm chí bị coi là bất lịch sự. Do vậy cần lưu ý cho dù bạn là ai khi tới xứ sở hoa anh đào để học tập và làm việc nhé. Trong bữa ăn để phát ra tiếng động được cho là khiếm nhã.

Còn rất nhiều điều chúng ta cần thời gian để khám phá những thú vị của đất nước Nhật Bản. Mời các bạn theo dõi tại bài viét tiếp theo nhé.